TÌM VỀ VIỆT NAM #03

TÌM VỀ VIỆT NAM #03
“LƯỢM”
Khởi đầu của thập niên mới thật lạ lùng. Khắp thế giới, nửa triệu mạng sống đã ra đi vì một con vir.us. Sống ở một đất nước nhỏ bé, vẫn duy trì được nhịp sống thường ngày, tôi thắc mắc về những cuộc đời ở nơi tâm dịch đang diễn ra như thế nào. Từng người một đang phải gồng mình tham gia vào cuộc chiến chống cơn dại dịch, thậm chí cả các em nhỏ cũng phải “tham chiến” nữa…
Bất giác, điều đó làm tôi nhớ đến một “chú bé loắt choắt” thời chiến Việt Nam mà chúng mình từng “quen”, gắn liền với chú bé ấy là chiếc mũ canô màu trắng. Bạn còn nhớ chú không? Chú là Lượm, đầy sống động khi chúng mình hóa thân thành chú ta, đầu nhấp nhô chiếc mũ canô gấp được sau tiết Thủ Công… Ngay khi bước vào cấp 2, chúng mình lại được học về cái ch.ết của chú: “Lượm”. Tôi khi ấy chẳng tài nào chấp nhận việc “cái chết” của cậu chính là lý do cho “sự sống” của chiếc mũ ca-nô tuổi thơ, không thể nào tin được câu chuyện thật sự là buồn đến vậy… tôi chọn cách quên nó đi. Nhưng bạn biết đấy, những xúc cảm bỏ ngỏ chẳng bao giờ nằm yên trong quên lãng. Ngày hôm nay, ở thời bình, nghi vấn về những nỗi đau thời chiến, tôi buộc phải tìm lời giải đáp, liệu rằng Lượm có thật không?

Tôi được một hy vọng mơ hồ khi tìm được một chú Lượm nọ bị bắt giam rồi tẩu thoát, lập công cách mạng, cuộc đời kháng chiến rực rỡ. Nhưng đó là nhân vật hư cấu, trong tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán.
Còn chú Lượm của tôi thì là chiến sĩ đưa thư người Huế, đã “gặp gỡ” với Tố Hữu tại “Hàng Bè”, qua lời kể của một chiến hữu giữa những tháng ngày chiến tranh rực lửa nhất tại đất quê Bình Trị Thiên – “Ngày Huế đổ máu”. Đó chính là chú bé loắt choắt ngày nào tôi học, không thể chối cãi, chú có thật, trong xanh, hồn nhiên như chính cái cách chú đã thực sự hy sinh.

Cuộc sống ở Việt Nam những năm 1940 là như vậy. Đối diện với mất mát, thiên tai, địch họa…. người Việt Nam như thế nào, bạn còn nhớ không? Khi người Hà Nội thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, ruộng đất, sơ tán lên miền núi, để lại thủ đô cho thực dân Pháp tha hồ đô hộ. Khi Út Tịch nói “Còn cái lai quần cũng đánh!”. Khi cả một đất nước đổ máu, cuộc chiến không phải của riêng ai, trách nhiệm không của riêng ai, tất lẽ sự hy sinh cũng không thể chừa một ai… và dĩ nhiên, vinh quang cũng không phải của riêng một ai hết. Hơn hết thảy, với sự hy sinh của những em “chim chích” như Lượm, vinh quang dành cho các em đặc biệt hơn cả. Chiếc mũ ca nô là vật chứng cho điều đó.

Đó cũng chính là lý do chúng mình chọn chiếc mũ ca nô là biểu tượng của thập niên 1940 trong dòng chảy Tìm Về Việt Nam lần này, để chúng ta không quên vì sao đất nước mình, đứng trước mỗi đau thương mất mát, lại bất khuất đến như vậy.


𝐅𝐈𝐒𝐇𝐁𝐎𝐍𝐄 🐟 𝐓𝐀𝐓𝐓𝐎𝐎-𝐒𝐓𝐔𝐃𝐈𝐎
—————-
𝐂 𝐎 𝐍 𝐓 𝐀 𝐂 𝐓 𝐔 𝐒
📌𝐀𝐝𝐝:149 𝐴𝑢 𝐶𝑜 𝑠𝑡𝑟, 𝑇𝑢 𝐿𝑖𝑒𝑛, 𝑇𝑎𝑦 𝐻𝑜, 𝐻𝑎 𝑁𝑜𝑖
📌𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: +84 70 2188 149/ 0902 985 652
📌𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: 𝑓𝑖𝑠ℎ𝑏𝑜𝑛𝑒𝑡𝑎𝑡𝑡𝑜𝑜.𝑥𝑘@𝑔𝑚𝑎𝑖𝑙.𝑐𝑜𝑚