TÌM VỀ VIỆT NAM 01: Thập Niên 1930

Bác Vũ Đức Đam đã tuyên chiến với Covid và gửi thông điệp quả quyết:
“Và tôi muốn nói cuối cùng là, nếu tất cả chúng ta cùng đồng lòng, toàn dân Việt Nam đều đồng lòng, toàn dân chống dịch, thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng như dân tộc Việt Nam ta đã từng nhiều lần chiến thắng.”

Các bạn tin mình đi, chủng virus này cũng như một loại giặc xâm lược mà thôi, chúng ta sẽ tống khứ nó giống như cách ông cha ta đã bao lần ngạo nghễ chiến thắng. Và các bạn ạ, chúng mình – thế hệ trẻ – những người lính đang trực tiếp dự phần vào cuộc chiến lịch sử lần này sẽ tham gia kháng chiến bằng niềm tin thay cho súng đạn, bằng việc lan truyền thông điệp đúng thay cho đao kiếm, bằng tự cách ly, tuân thủ theo quy định của bộ Y Tế thay cho những quả đại bác Điện Biên Phủ.

Cuộc chiến này không quá dài nhưng cũng sẽ không quá ngắn. Để giữ cho mỗi người lính chúng ta sức chiến đấu bền bỉ, không ngao ngán vì những thông tin thất thiệt trên mạng xã hội, Fishbone chúng mình sẽ noi gương đội ngũ hậu phương trên toàn miền tổ quốc, xin gửi những món ăn tiếp tế tinh thần cho mọi người bằng lớp học “Tìm Về Việt Nam”: Bối cảnh toàn dân đồng tâm hiệp lực, cùng hướng chí về một mục đích khiến chúng mình nhớ đến một khoảnh khắc của sự thức tỉnh của thập niên 1930…

Theo dòng cảm hứng còn đang dang dở với thế giới tuyệt diệu của phái đẹp, một lần nữa Fishbone lại tìm về dấu ấn của những người phụ nữ trong lịch sử: Đó là thời điểm chiếc áo dài Lemur đánh dấu một cuộc cách tân sâu sắc không chỉ với y phục của phái đẹp, mà còn với nhận thức bản thân của phụ nữ và cả một xã hội.

Trước năm 1920, phục trang của phụ nữ chỉ mang một sắc thâm nâu, trung tính và nhạt nhòa. Dường như, dưới ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thời trang lúc ấy cũng khiến cho phụ nữ thu mình lại. Đời sống văn hóa Việt Nam thì kiệt sức với những quan điểm phong kiến nặng nề, giới tri thức thì khao khát một sự đổi mới: được thể hiện cái tôi của phụ nữ.

Nổi bật cho thập niên ấy là họa sĩ Nguyễn Cát Tường, nhà phỉnh bút cho danh mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” của tuần báo Phong Hóa. Bản thân tiêu đề cột báo của ông đã nói lên khao khát giải phóng vẻ đẹp của người phụ nữ khỏi những định kiến thời bấy giờ, và chính ông cũng là người tiên phong đưa những họa tiết màu sắc vào trang phục, guốc dép của những người phụ nữ. (Nếu ai đã từng nghe đến áo dài Lemur, thì Nguyễn Cát Tường chính là cha đẻ của nhãn hiệu ấy.)

Song song với những chiếc áo dài cách tân, những đôi hài gấm thêu đầy màu sắc mà trước kia chỉ dành cho những người có quyền và địa vị, giờ đây đã đến gần hơn với các tầng lớp trung lưu. Trên những con phố Việt Nam, đã không còn nữa sự ảm đạm của những màu sắc trung tính nhạt nhòa, thay vào đó là sắc sặc sỡ của những đôi hài gấm thêu hoa, là cái thướt tha của những bộ cánh Lemur, đánh dấu bước khởi đầu mới cho thời trang cũng như xu hướng làm đẹp và dám thể hiện cái tôi của phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ.

Sau hành trình tìm về quá khứ này, ảnh hưởng tư tưởng của nhà phỉnh bút – họa sĩ – nhà thiết kế Nguyễn Cát Tường, chúng mình mong muốn được góp một phần nhỏ vào cột báo “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” của ông bằng bản flash “Hững Hờ” như ghi dấu một xúc cảm của thế hệ trẻ đối với một thời điểm nổi bật của phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.

Thiết kế bởi thợ xăm: Xương Ká

𝐅𝐈𝐒𝐇𝐁𝐎𝐍𝐄 🐟 𝐓𝐀𝐓𝐓𝐎𝐎-𝐒𝐓𝐔𝐃𝐈𝐎
—————-
𝐂 𝐎 𝐍 𝐓 𝐀 𝐂 𝐓 𝐔 𝐒
📌𝐀𝐝𝐝:149 𝐴𝑢 𝐶𝑜 𝑠𝑡𝑟, 𝑇𝑢 𝐿𝑖𝑒𝑛, 𝑇𝑎𝑦 𝐻𝑜, 𝐻𝑎 𝑁𝑜𝑖
📌𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: +84 70 2188 149/ 0902 985 652
📌𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: 𝑓𝑖𝑠ℎ𝑏𝑜𝑛𝑒𝑡𝑎𝑡𝑡𝑜𝑜.𝑥𝑘@𝑔𝑚𝑎𝑖𝑙.𝑐𝑜𝑚